Một Số Kinh Nghiệm Ôn Luyện Môn Sinh
Một Số Kinh Nghiệm Ôn Luyện Môn Sinh
Đối với học sinh THPT kết quả thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng (trước đây gọi là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu, là động lực chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Kết quả thi THPT Quốc gia của học sinh không chỉ là dấu mốc đánh dấu cho một sự khởi đầu mới, đó là giáo dục ở cấp cao hơn (giáo dục chuyên nghiệp), mà nó còn mang tính chất quyết định đến sự lựa chọn môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí, động lực, cống hiến. của mỗi cá nhân cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc sau này. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước cùng với ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần NQ số 29 của Trung Ương thì kết quả thi THPT Quốc gia cao mang lại cho học sinh rất nhiều lợi thế, từ tự tin xét tuyển đến việc lựa chọn cho mình môi trường giáo dục chuyên nghiệp phù hợp với sở thích, nhu cầu và năng lực, điều này góp phần không nhỏ đến đầu ra của các em sau này.
Nhưng để có được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia thì không phải là dễ dàng. Đặc biệt với môn Sinh học là môn thi trắc nghiệm, với đặc thù là phổ kiến thức rộng, thời gian làm bài ngắn, học sinh phải kết hợp tốt cả kiến thức và kĩ năng làm bài. để đạt được điểm cao thì lại càng khó.
Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học THPT, tôi luôn nhận thức rõ về trách nhiệm của bản thân đối với hiệu quả của môn học. Bởi thế tôi đã không ngừng suy nghĩ, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, ôn thi THPT Quốc gia môn sinh học. Những giải pháp hỗ trợ các em không chỉ trong việc tiếp thu kiến thức mà còn mang lại kết quả đánh giá môn học tốt nhất, những giải pháp này bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, làm tôi yêu nghề hơn và mạnh dạn chia sẻ: “Một số kinh nghiệm ôn luyện giúp học sinh THPT nâng cao điểm thi môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đằng” để cùng trao đổi với đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
Nâng cao nhận thức cho học sinh về hình thức thi trắc nghiệm và bước đầu hướng dẫn học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm.
Tôi nhận thức rõ sự cần thiết nâng cao nhận thức cho học sinh về thi trắc nghiệm, bởi đây là hình thức đánh giá khá mới mẻ đối với học sinh mới bước vào THPT. Khác với cách đánh giá truyền thống là thi tự luận thì thi trắc nghiệm vượt trội hơn hẳn về:
- Lượng kiến thức cần đánh giá: Kiến thức đánh giá là phủ được toàn bộ cấu trúc, mà đối với môn Sinh học thì phần lớn thuộc chương trình lớp 12. Trong nội dung cấu trúc đề thi thì kiến thức kiểm tra là không có giới hạn, nó có thể là một vấn đề lớn, một cơ chế, một quá trình... nhưng cũng có thể là một ví dụ, là một hình chú thích... Vì vậy, trong quá trình học tập dù là chi tiết rất nhỏ thì các em cũng không được bỏ qua.
- Tốc độ làm bài: Với thi trắc nghiệm tốc độ làm bài được thể hiện rất rõ, trong thời gian 90 phút các em sẽ phải hoàn thiện 50 câu trắc nghiệm, trong đó nhiều câu hỏi là dạng tổ hợp cùng lúc của nhiều bài tập nhỏ, vì thế tuy chỉ mang lại 0,2 điểm cho mỗi câu nhưng những câu này đòi hỏi học sinh phải làm nhiều bài tập nhỏ mới có thể lựa chọn được đáp án đúng. Bên cạnh đó, cách ra đề thi của Bộ GD – ĐT ngày càng được đánh giá cao, đặc biệt là đối với môn Sinh học, đề năm sau phân loại tốt hơn năm trước; đề năm sau phản ánh đúng bản chất Sinh học hơn năm trước; đề năm sau dài hơn năm trước... Vì vậy, tốc độ tư duy làm bài của học sinh có tính chất quyết định cao đồi với kết quả thi THPT Quốc gia và chính vì thế muốn tư duy nhanh thì phải nắm chắc kiến thức đồng thời cần rèn luyện kĩ năng làm bài.
- Kĩ năng làm bài: Trong thi trắc nghiệm, kĩ năng làm bài cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ vào thành tích môn học. Học sinh phải biết cách làm câu nào trước, câu nào sau; đánh dấu câu chưa làm hoặc cần xem lại; biết cách đọc đề, sử lí số liệu ngay trên đề; gạch chân phần lời dẫn hoặc câu hỏi dễ làm mình mắc sai lầm...
Như vậy, để có điểm số cao trong thi THPT Quốc gia thì học sinh cần phải kết hợp tốt kiến thức môn học mà bản thân lĩnh hội được và kĩ năng làm bài đã được rèn luyện.
Từ những phân tích trên, ngay từ đầu khóa học tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài trắc nghiệm như sau:
Thứ nhất: Với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được lựa chọn một phương án trả lời.
Thứ hai: Đọc kĩ lời dẫn của đề trước khi suy luận để tìm ra phương án trả lời (đối với câu lí thuyết) hoặc tính toán tìm kết quả (đối với câu bài tập).
Thứ ba: Đối với câu lí thuyết ngay cả khi thấy phương án A là phù hợp thì vẫn cần phải kiểm tra các phương án còn lại, vì có thể đây chưa phải là phương án đúng. Đối với câu bài tập tính toán, để làm trắc nghiệm hiệu quả thì cần phải rèn luyện khả năng giải bài tập tự luận. Vì vậy, tuy là thi trắc nghiệm nhưng không thể xem nhẹ kĩ năng làm bài tự luận.
Nguồn: https://sangkienkinhnghiem.net/skkn-mot-so-kinh-nghiem-on-luyen-giup-hoc-sinh-thpt-nang-cao-diem-thi-mon-sinh-hoc-trong-ki-thi-thpt-quoc-gia-voi-muc-5552/
Bí Quyết Tránh Điểm Liệt Môn Sinh
Muốn nắm chắc lý thuyết và nhớ chính xác, học sinh cần hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy, ôn luyện thông qua câu hỏi tổng hợp…
Với đặc thù Sinh học là một môn thiên về lý thuyết khi số câu hỏi phần này chiếm 60%, để đạt điểm cao, đầu tiên học sinh phải nhìn nhận được xu thế câu hỏi biến đổi như thế nào? Phương pháp ôn tập để đạt hiệu quả cao là gì?
Các câu hỏi liên phần, khai thác bản chất, ứng dụng thực tế
Nhìn nhận qua các năm, xu thế câu hỏi lý thuyết môn Sinh học đang biến đổi theo hướng ngày càng nhiều câu liên kết giữa các phần, khai thác bản chất các kiến thức đặc trưng của môn Sinh và đặc biệt dạng câu hỏi thực tế.
Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Duy trì đa dạng sinh học.
(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên tái sinh.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
A. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (5).
C. (2), (4), (5).
D. (2), (3), (5).
Đáp án: A
Dạng câu đếm số mệnh đề đúng sai ngày càng xuất hiện nhiều
Một xu thế trong việc ra câu hỏi là do đề thi bị giới hạn 40 câu, vì vậy để kiểm tra được nhiều kiến thức nên dạng câu đếm số mệnh đề đúng sai ngày càng xuất hiện nhiều. Dạng này nếu không ôn luyện nhuần nhuyễn thì xác suất sai là rất cao.
Ví dụ: (Đề thử nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
A. 2. B. 3. C. 2. D. 4.
Một điểm cũng nên lưu ý là các câu đếm mệnh đề đúng thường có số mệnh đề không quá 5. Vì 40 câu hỏi chỉ làm trong 50 phút nên xu thế này ngày càng hiện thực.
Vậy phương pháp ôn tập thế nào cho hiệu quả, khi chỉ còn khoảng một tháng cho việc ôn tập toàn bộ chương trình?
Đầu tiên, học sinh cần hệ thống kiến thức, sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy. Khi đó khả năng tư duy, tổng hợp và logic sẽ tăng lên khá nhanh. Qua đó việc ôn tập trở lên thú vị và hiệu quả hơn, đặc biệt là sẽ không sợ bỏ sót kiến thức.
Mỗi phần tùy lượng nhiều hay ít mà các em có thể hệ thống bằng một hoặc nhiều sơ đồ tư duy.
Ví dụ: Khi ôn tập một phần đặc biệt quan trọng – nhân đôi AND
Sau khi ôn tập lại kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy thì việc luyện tập là rất cần thiết. Nên luyện tập bằng các câu hỏi đòi hỏi kiến thức liên phần, vận dụng.
Ví dụ: (Một câu hỏi sử dụng kiến thức nhiều phần: di truyền, tiến hóa, sinh thái)
Khi nói về tiến hóa theo quan niệm học thuyết Đacuyn có các phát biểu sau:
(1) Biến dị cá thể dùng để chỉ những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời cá thể của sinh vật.
(2) Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên đã làm cho vốn gen của quần thể biến đổi theo các hướng khác nhau qua thời gian hình thành nên đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
(3) Động lực của chọn lọc nhân tạo là đấu tranh sinh tồn.
(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là động lực của quá trình tiến hóa.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Nguồn: https://tuyensinhtoanquoc.com/tin-giao-duc/bi-quyet-tranh-diem-liet-mon-sinh/
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Luyện Thi Tốt Nghiệp Thpt Môn Sinh Học (Pen-C) Tại Đây:
Giáo viên hệ thống hóa toàn bộ kiến thức nhưng không xoáy sâu vào các phần kiến thức dễ mà dành thời gian cho việc rèn luyện để chinh phục các phần kiến thức khó. Phù hợp với học sinh đã có nền tảng và tư duy nhanh.
Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/310/luyen-thi-dai-hoc-mon-sinh-hoc-pen-c.html